Thoái hóa khớp gối có nên tập thể dục không?

Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối đều gặp phải triệu chứng đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ ở khớp gối… Với căn bệnh này, người bệnh nên tiến hành thăm khám, điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Thoái hóa khớp gối có nên tập thể dục không?
Nhiều chuyên gia từng đưa ra khuyến cáo rằng bệnh nhân mắc người bệnh thoái hóa khớp đầu gối không nên luyện tập thể dục. Bởi việc tập thể dụng khiến tình trạng viêm khớp cùng các cơn đau trở nên nặng nề hơn.
>>> Xem thêm các dòng xem đạp tập thể dục chữa thoái hóa khớp gối <<<
Tuy nhiên, hiện nay nhiều nghiên cứu từ các chuyên gia từ Mỹ, Trung Quốc, Thụy Điển,… đã chỉ ra rằng việc thực hiện các bài tập thể thao hoàn toàn không kích hoạt phản ứng viêm và tổn thương sụn hệ xương khớp. Do đó, người bị bệnh hoàn toàn có thể cải thiện triệu chứng bệnh thông qua các bài tập thể dục.
Đối với người bệnh thoái hóa khớp gối luyện tập thể dục cũng cần phải lựa chọn những môn thể thao phù hợp nhất với thể trạng bệnh. Các chấn thương thường gặp khi chơi các môn thể thao là bong gân, đứt dây chằng, dập sụn khớp, gãy xương,… Nếu người mắc thoái hóa khớp không kịp thời điều trị hoặc không dành đủ thời gian phục hồi thì tình trạng bệnh càng nguy hiểm hơn. Khi đó, hệ thống khớp mất vững, khớp nhanh bị bào mòn, nguy cơ thoái hóa khớp xảy ra sớm hơn.
Việc thực hiện các bài tập sẽ gây đau đớn trong giai đoạn đầu. Điều này được lý giải là cơ thể chưa thích nghi được với cường độ tập luyện. Vậy người bệnh thoái hóa khớp gối có nên tập thể dục không? Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên theo lộ trình từ các bài tập nhẹ và tăng dần dần cường độ để giúp cơ thể thích nghi. Bạn cũng không nên lạm dụng việc tập luyện nếu cơ thể phát sinh các cơn đau hoặc các triệu chứng lạ.
Thoái hóa khớp gối có nên đi lại nhiều không?
Triệu chứng đau nhức do bệnh khiến bạn rất ngại di chuyển. Đây chính là lý do nhiều người thắc mắc liệu bị bệnh thoái hóa khớp có nên đi lại hay không. Các chuyên gia xương khớp khẳng định rằng, đi bộ là cần thiết nhưng cần thực hiện đúng cách.
Đi bộ đúng cách sẽ mang đến các tác dụng tuyệt vời sau:
- Các tế bào sụn khớp, khớp gối được cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động đi lại và vận động.
- Tình trạng cứng khớp, khô khớp được cải thiện.
- Xương khớp đỡ đau nhức, hoạt động linh hoạt hơn.
- Nuôi dưỡng sụn khớp thông qua việc tăng cường các chất dịch khớp.
Một vài lưu ý để đi bộ đúng cách gồm:
- Lựa chọn giày đi bộ chuyên dụng: Size giày phù hợp, đế giày bằng phẳng, mềm dẻo, có phần chống trơn trượt.
- Người bệnh thoái hóa khớp gối không nên sải bước quá dài hay di chuyển quá nhanh. Khoảng cách lý tưởng giữa 2 bước là 1 hoặc 2 bàn chân.
- Thời gian đi bộ lý tưởng là từ 30-60 phút (nên có thời gian nghỉ giữa khoảng thời gian này).
- Số bước lý tưởng cho mỗi lần đi bộ là khoảng 6000 bước.
- Nên lựa chọn thời điểm sáng sớm hoặc buổi tối để đi bộ. Môi trường đi bộ cần trong lành, tránh những nơi có địa hình trơn trượt, khấp khuỷu.
- Chuẩn bị nước uống trong quá trình đi bộ.
- Nếu trong quá trình đi bộ, phần đầu gối bị sưng, đau nhức đột ngột, người bệnh cần ngừng hoạt động và sơ cứu bằng cách chườm lạnh vùng đầu gối.
- Kiểm tra tình trạng cơ thể thường xuyên sau mỗi lần đi bộ.